Bệnh giang mai lây nhiễm từ mẹ sang con như thế nào?

Bệnh giang mai có di truyền không? Bệnh giang mai di truyền từ mẹ sang con như thế nào? là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều khi không may mắc chứng bệnh này trong thời gian mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc này giúp bạn. https://ganbivaoduongvathcm.blogspot.com/

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Các xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum lây nhiễm trực tiếp qua đường quan hệ không an toàn với người bệnh. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ giới, nhất là trong độ tuổi tình dục, gái mại dâm, mẹ truyền sang con, vết thương hở trên da. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.

Bệnh giang mai lây nhiễm từ mẹ sang con

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì chưa tìm ra gen giang mai chính vì vậy có thể khẳng định rằng giang mai không di truyền từ đời này sang đời khác như một số người vẫn tưởng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho em bé thông qua đường máu.

Bệnh giang mai lây nhiễm từ mẹ sang con như thế nào?
Thai phụ mắc giang mai, nguy cơ lây nhiễm bệnh sang con là rất lớn

Các xoắn khuẩn giang mai lây nhiễm từ mẹ sang con từ tháng thứ 5 trở đi do giữa mẹ và con có sự giao lưu trực tiếp máu từ mẹ sang con. Trẻ em sinh ra từ mẹ bị bệnh giang mai thì bản thân nó đã bị giang mai từ khi còn là bào thai nên sinh ra trẻ em có thể mang bệnh giang mai bẩm sinh chứ không phải do người mẹ di truyền cho người con. Đây là hiện thường lây nhiễm không phải di truyền.

Cách nhận biết trẻ bị giang mai bẩm sinh

+ Trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh thường có những phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân.

+ Trẻ thường bị viêm xương sụn giả liệt parrot và có những biểu hiện như: đau ở đầu xương dài về đêm, do đầu xương rời khỏi thân xương dẫn đến liệt.

+ Trẻ sinh ra thường nhỏ hơn các trẻ khác, da có màu vàng nhạt, nhăn nheo, bụng to, tuần hoàn kém, gan to, lách to, sút cân nhanh, mắc các chứng còi xương, suy dinh dưỡng. 

bệnh giang mai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi, do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên điều trị bệnh triệt để, sau 8 tháng đến 1 năm mới nên mang thai để tránh bệnh lây nhiễm sang trẻ. Nếu thấy các dấu hiệu của bệnh, hãy chủ động đến các Phòng khám đa khoa uy tín nhất để được tư vấn, thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng khôn lường về sau.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.